03h sáng ngày 17/12/2010 chúng tôi tập trung tại Vòng Xoay Cần thơ bắt đầu chuyến đi tham quan thực tập An Giang, thành viên gồm có: Anh Dzoãn Tiến Đạt - chủ nhiệm CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt, các bạn còn lại: bạn Nhiều, bạn Việt, bạn Thùy, bạn Nhàn bạn.... và Ms Tú, chị của bạn, Ms Thảo là bạn của bạn.... Tổng cộng có tất cả 8 người, theo lịch trình chúng tôi sẽ đi về nhà bạn Thi ở Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang. Chúng tôi đi theo QL 91B, đi qua các Quận như Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, sau khi qua khỏi ngã 3 Lộ Tẻ Rạch Giá bước vào địa phận của Tỉnh An Giang, tiết trời khá lạnh, trung bình đoàn chúng tôi di chuyển với vận tốc 40km/h, khoảng 5h sáng thì đến ngoai ô thành phố Long Xuyên cả đoàn dừng chân sáng sángta5oi một quán cơm ven đường, không may là bạn Thảo và bạn Nhiều và bạn Thảo phải ăn 2 dĩa cơm dành cho nhi đồng (thịt sười đc cắt thành sợi nhỏ xíu), tiếp tục hành trình qua khỏi ngã 3 phà Vàm Cống, qua cầu vào đường Trần Hưng Đạo - một trong những đường lớn của thành phố Long Xuyên.
Trên con đường này tập trung nhiều khách sạn lớn ở Long Xuyên như: Khách sạn Hòa Bình 4* (mới khai trương), khách sạn Khách sạn Ngọc Phú,Khách sạn An Long,Khách sạn Thuận Lợi 1* và nhiều cơ quan hành chính, đại siêu thị Metro, sau khi đi hết đường Trần Hưng Đạo chúng tôi tiếp tụcđi theo đường QL 91B đến ngã 3 Lộ Tẻ, đi thẳng vào đường Tỉnh Lộ 948 đến Tri Tôn (40km) khoảng 8h cả đoàn đến huyện Ba Chúc, đến ngã 3 nếu quẹo tay trái thì đi đến di tích Cách Mạng Đồi Tức Dụp (10km), còn quẹo phải thì qua núi Cô Tô, chúng tôi quẹo phải qua chợ Ba Chúc, đến trường PTTH Ba Chúc.
tại nhà bạn Thi |
Theo sự hướng dẫn chúng tôi đến nhà bạn Thi là nhóm trưởng của CLB Đồng Hành Việt Cần Thơ, cả CLB ai cũng mệt, có lẽ vì buổi sáng đi sớm, đường xa, trời lạnh, sau khi rửa mặt mũi - chân tay và nhâm nhi ly trà nóng khoảng 30 chúng tôi tiếp tục hành trình, theo tỉnh lộ 948 đến núi Cấm khoảng 10km, chúng tôi đi qua nhiều cánh đồng ruộng xanh rì ẩn hiện nhiều ngọn núi ở phía xa xa.
bên tay phải là Núi Dài
còn bên tay trái là Núi Tượng, người dân địa phương thì gọi là Kỳ Lân Sơn
khoảng 9h chúng tôi đến chân núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn), một ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách Trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, núi có độ cao 710m từ trên Vồ Bồ Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), du khách thấy như một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Với độ cao và địa hình như vậy Núi Cấm được ví như một Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cũng nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, hiếm có thu hút khách du lịch, hành hương với nhiều huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú và tình người.
Vì sao núi này được gọi là Núi Cấm? Có hai giả thuyết được dân gian truyền lại là: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên cao. Nên vô tình người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực đó. Lại có truyền thuyết ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm. Dưới chân núi về phía đông là khu du lịch Lâm Viên - Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, có nhà hàng Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản Bảy Núi.
Từ Lâm Viên có lối mòn lên núi ta ghé tắm suối Thanh Long, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, rồi tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba là du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”, ta quẹo phải khoảng 1 km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi ta có thể ghé thăm Động Thủy Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tại đây nếu trời xanh ta có thể nhìn thấy tận vùng biển Hà Tiên.
chúng tôi đi theo đường của người dân địa phương, nếu đi bằng đường chính, đi bộ lên rất xa vì là đường vòng, nếu đi xe thì phải mua vé xe lên nui1i của Lữ Hành An Giang (1 lượt lên núi: 30 ngàn, 1 lượt xuống núi: 20 ngàn, khứ hồi: 45 ngàn), sau khi gởi xe, cả đoàn men theo lối mòn, có nhiều đá và cây rừng để chinh phục núi, đường lên núi khá khúc khủy, quanh co, nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau, ai cũng mệt và mỏi chân, chúng tôi vừa đi, vừa nghỉ, vừa chụp hình, pé Thảo là người yếu nhất phải nhờ đến bạn Nhiều dìu lên
Bạn Liêm (thành viên CLB) |
Bạn Thùy và bạn Nhàn (Thành Viên CLB) |
Bạn Việt (Thành Viên CLB) |
Bạn Nhiều và bạn Nhàn (Thành Viên CLB) |
Bạn Thùy và bạn Nhàn (Thành Viên CLB) |
Thảo và Nhiều (1 cặp xứng đôi ghê lun) |
dọc theo đường đi là những con suối với những dòng nước mát lạnh, cũng có một vài chỗ nghỉ chân đó là những ngôi nhà lá, trong đó người ta mắc sẵn những cái võng
bạn Thi (biệt danh: heo sữa) đang nằm võng |
chúng tôi leo cắm đầu mới lên được 1/3 quả núi, bạn Thi nói chỉ còn 1 chút nữa thôi là tới vậy mà đi gần 3h rùi (chắc là tính theo đường chim bay)
khi gần lên tới đỉnh, chúng tôi ghé vào một ngôi nhà của người địa phương, ở đây có một vườn bưởi trĩu quả
Nhà và Việt - 2 đứa tham ăn |
Bạn Thi đã đạt được 2 kỷ lục: nói gió và ăn nhiều nhất |
Ms Tú và bạn Liêm (2 chị em) |
Từ trái qua phải: Nhàn, Việt, Thùy |
sau khi nghỉ chân và thưởng thức những trái bưởi ngọt lịm, chúng tôi tiếp tục đoạn đường thêm 30p khoảng 11h thì lên tới đỉnh núi, một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra, trên một mặt bằng rộng lớn có nhiều ngôi chùa và đặc biệt là tượng Phật Di Lạc cao 34m to lớn nổi bật giữa khung cảnh núi rừng với nền trời xanh mây trắng, toàn bộ cảnh quan Núi Cấm tuyệt đẹp với hồ nước nằm ở chính giữa còn xung quanh là những ngôi chùa Vạn Lịnh, Động Thủy Liêm, Vồ Bạch Tượng...
chúng tôi và tham quan chùa Vạn Linh trước
chùa Vạn Linh |
Quy định lạ: không ca ngâm, múa hát |
toàn cảnh Núi Cấm |
sau khi đi tham quan và chụp hình hết các công trình, chúng tôi dùng cơm trưa tại một quán ăn ở trên núi và thưởng thức món "bánh xèo bảy núi" khoảng 13h chúng tôi xuống núi theo lối củ, vì là đi xuống dốc nên có phần đỡ mệt hơn.
Ms Tú nhí nhảnh (chị của bạn Liêm) |
mất 2h30 phút chúng tôi xuống tới chân núi lúc đó khoảng 15h30, ai cũng thấm mệt, chúng tôi tiếp tục đến điểm tham quan kế tếp đó là Nhà Mồ Ba Chúc:
Khu chứng tích tội ác này gôm bảy hạng mục công trình như sau: vòng rào, bia căm thù, nhà mồ, nhà tiếp khách, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen. Các công trình trên dây thì nhà mồ là công trình chính, các điểm kia là phụ để tô điểm cho công trình chính.
+ Nhà mồ:
Nhà mồ được xây dựng vào năm 1979. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng - thể hiện ý chí căm thù.
Chính giữa nhà mồ là khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 xương cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt thảm sát, số còn lại được bà con đem chôn cất. Từ ngoài cổng đi vào, du khách muốn lên tham quan nhà mồ phải bước qua chín bậc thềm thoải bằng nhàu, rồi mới đến di tích.
Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, vào những năm đầu, ngành chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi áo bên ngàoi xương tránh ôxi hóa, cả vật chống ẩm.
10 năm sau, số hài cốt nói trên có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Cho nên, từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 năm 1989, Sở Văn hóa và Bảo tàng An giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh lau chùi rồi ngâm tẩm hóa chất formol, alcool vào, phơi khô. Lần bảo quản này, các bác sĩ nhân chủng học trong đó có giáo sư, tiến sĩ Michael Pietrewsky ở trường Đại học Hawail, Honolulu, Mỹ và bác sĩ Nguyễn Quang Quyền, trường Đại học Y Dược Tp.HCM chỉ đạo và tham gia trực tiếp.
Hàng năm vào những ngày giỗ kỷ niệm những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cũng tế và gọi đây là ngày hội căm thù.
Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan nhà mồ đều bùi ngùi cảm động thương tiếc những người đã chết.
Cụm di tích căm thù Ba Chúc, được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích căm thù, theo quyết định của Bộ Văn hóa mang số 92/VH-QĐ ký ngày 10/07/1980, vì có nhiều điểm bị thảm sát, nên chỉ phát 3 bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là: nhà mồ, chùa Tam Bửu, miếu An Định (tức Chùa Phi Lai).
Khu di tích nhà mồ Ba Chúc là một bảng cáo trạng, là một chứng tích về tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam, cho những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới.
Mr Đạt - chủ nhiệm CLB |
Chùa Phi Lai - nơi diễn ra vụ thảm sát tàn khốc |
người duy nhất sống sót sau vụ thảm sát |
sau khi tham quan Nhà Mồ Ba Chúc, chúng tôi về lại nhà bạn Thi nghỉ ngơi, dùng cơm chiều và xem trận bóng đá giữa Việt Nam - Malaisia sao đó chúng tôi tiếp tục hàn huyên cho đến 22h mới đi ngủ, có lẽ do trải qua một hành trình vất vả nên mọi người đều ngủ rất ngon. Đúng 6h sáng ngày 18/12 chúng tôi thức dậy làm vệ sinh cá nhân sau đó dùng cà phê và điểm tâm sáng với ba của bạn Thi. Chia tay với gia đình bạn Thi cả đoàn tiếp tục lên đường với hành trình đi Cửa Khẩu - Siên Thị Miễn Thuế Tịnh Biên, chúng tôi chạy theo tỉnh lộ 948 đến ngã 3 quẹo trái đi khoảng 30p thì tới cửa khẩu
- Vị trí: Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên thuộc địa bàn huyện Tịnh Biên, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây tỉnh An Giang, cách thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia khoảng 120 km, có vị trí thuận lợi trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Tịnh Biên. • Bắc giáp Vương quốc Campuchia. • Đông Bắc giáp Thị xã Châu Đốc. • Đông giáp xã Thới Sơn, An Cư (Tịnh Biên). • Nam giáp xã Lê Trì (Tịnh Biên). • Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên nằm trên trục Quốc lộ 91, nối các đô thị lớn (TP.Long Xuyên, thị xã Châu Đốc) với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và các trục giao thông quan trọng khác. • Là đầu mối quan trọng phát triển kinh tế giữa An Giang và các tỉnh ĐBSCL với Campuchia. • Cách thị xã Châu Đốc 23 km, cách TP.Long Xuyên 77 km, cách TP.Cần Thơ 141 km, Cách TP.HCM khoảng 277 km, cách tỉnh TàKeo khoảng 60 km, cách TP.Phnôm Pênh khoảng 120 km.Để qua được cửa khẩu phải có Hộ Chiếu (paspor). Sau khi chụp hình và ngắm nghía cửa khẩu quốc Tế (gì đâu mà xấu ui là xấu) chúng tôi tiếp tục hành trình đến với điểm tham quan thứ 2 trong ngày đó là Núi Sam, chúng tôi đi theo đường QL91 khoảng 45p thì đến Núi Sam, đoạn đường hơi xấu vì đang được sửa chữa.
Sau khi tham quan Miếu Bà Chúa Sứ chúng tôi tiếp tục tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu Lăng Thoại Ngọc Hầu, còn được gọi là Sơn Lăng, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh tỉnh An Giang; là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia Việt Nam
Lăng do chính tay Thoại Ngọc Hầu coi sóc việc xây dựng. Vào năm nào thì chưa rõ, nhưng sau khi ông đến Châu Đốc nhận nhiệm vụ án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên vào năm 1821, chỉ mấy tháng sau người vợ thứ là Trương thị Miệt qua đời, đã được ông đem an táng tại đây. Vào năm 1826, bà vợ chính là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng kề cận và dành vị trí chính giữa cho mình. Như vậy, khu vực được ông chọn lựa và quyết định cho khởi công xây dựng Sơn lăng chỉ ở khoảng thời gian trên. Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm kề bên quốc lộ 91, là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa.
Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân. Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Một, dùng để bản sao tấm bia Thoại Sơn có hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng đại bác cổ cỡ nhỏ; hai, dùng để tượng ngựa và người lính hầu... Tiếp đến là vòng thành và 2 cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dầy, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng. Qua khỏi cổng là phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, bên trái là mộ bà chính thất Châu Thị Tê, bên phải là mộ thứ thất Trương Thị Miệt được xây lùi lại để tỏ sự kính nhường.Phía đầu mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân mộ là bi kí và năm tấm bia đá bị gắn chặt vào tường thành. Nơi tường bia ấy, chính giữa là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xong Kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ. Do để ngoài trời, không chăm sóc nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích... Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây hình vôi phục, có mộ đắp hình bầu dài, có mộ vuông vắn, vật liệu cũng bằng vôi, ô dước như mộ ông bà Bảo hộ Thoại....Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh vĩnh Tế được qui tập về. Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Không rõ đền được xây dựng vào năm nào, nhưng chắc chắn phải sau khi ông Thoại mất (năm 1829). Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm... Nhắc lại sau khi ông Thoại mất, Võ Du ở Tào Hình Bộ đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, các con ông đều bị lột hết ấm hàm, tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi...Đến năm Khải Định thứ 9, tức 85 năm sau, ông Thoại mới được giải oan. Cho nên ở đền thờ chỉ có duy nhất một sắc phong của vua Khải Định, truy phong ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần vào năm 1924..
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin do Ông Nguyễn Khoa Điềm ký, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997. Sau khi tham quan xong chúng tôi bắt đầu chinh phục Núi Sam, Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam. Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ… Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl. Sau khi chinh phục Núi Sam, khoảng 1h thì lên đỉnh núi, chúng tôi trở xuống chạy đến ngã 3 chúng tôi dùng cơm trưa tiếp tục đi về thành phố Long Xuyên, vẫn theo con đường QL 91, đến gần Long Xuyên chúng tôi vào quán cà phê nghỉ ngơi khoảng 20 phút đến 13h chúng tôi đi tiếp về Long Xuyên, đến Đài Truyền Hình Long Xuyên (đường Trần Hưng Đạo) có một ngã 3 bên tay phải cạnh Đài Truyền Hình đi vào nhà Bác Tôn Đức Thắng, vị chủ tịch nước thứ 2 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Vì thời gian không còn nhiều, chúng tôi còn phải tham quan 2 điểm nữa đó là Vườn Cò Bằng Lăng và Đình Bình Thủy (Cần Tho7) nên chúng tôi đi thẳng về đến Cầu Bằng Lang (Thốt Nốt), vào tham quan Vườn Cò từ ngoài đường đi vào khoảng 3km có thể đi bằng đò. Sau khi tham quan Vườn Cò, đoàn đi thẳng đến Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy nằm trên một khu đất rộng diện tích chiếm khoảng hơn 5.000m2, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5 cây số, nằm bên dốc cầu Bình Thủy trên tuyến quốc lộ 91. Đình được xây cất trên mặt bằng cao ráo, thoáng rộng, mát mẻ, trước cổng Tam quan có đề hàng chữ Hán to: “Long Tuyền Cổ Miếu”, còn gọi là đình Bình Thủy, một di tích kiến trúc nghệ thuật xưa nhất ở Nam bộ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989. Ngôi đình được xây theo dáng hình chữ nhất, trên nóc được thiết kế cặp rồng uốn lượn tranh lấy trái châu (lưỡng long tranh châu). Các gác mái đình được chạm trổ hình bát tiên, các con vật trong kiến trúc đền, chùa lăng tẩm, miếu mộ: Qui - phượng - hạc... rất sinh động. Cũng cần biết qua ý nghĩa các vật linh như: Qui là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao, nhịn ăn uống lâu ngày mà vẫn sống nên được coi là con vật thanh cao, thoát tục, nhằm tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình tượng qui đội bia tiến sĩ còn lưu giữ nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu hiện nền văn hiến của dân tộc Việt Nam. Chim phượng là báo hiệu sự thái hòa an lạc, kết tinh vẻ đẹp mềm mại thanh lịch duyên dáng trong các loài chim, tượng trưng cho nữ tính của tầng lớp quý tộc. Chim hạc, biểu thị sự hài hòa vũ trụ giữa âm - dương, tạo nên lòng chung thủy, tương trợ trong lúc thịnh suy. Trên các thanh xà dưới mái đình, một số hoành phi, liễn đối sơn son thếp vàng, từ trước đến sau trông uy nghi cổ kính. Tại chánh điện, thờ hai tượng thần: Ông Ác- Ông Thiện đứng giữa hai hàng Lỗ bộ (loại binh khí ngày xưa, trông oai nghi đường bệ). Trước bàn thờ, có bộ đỉnh đồng to đặt trang trọng giữa cặp hạc đồng thẳng đứng. Chỗ bệ thờ to rộng ngay gian giữa là chân dung các vị thần Phúc Đức với phong thái trầm mặc. Đồng thời, đình còn thờ các anh hùng liệt sĩ có công làm rạng rỡ đất nước như Đức Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu - Bùi Hữu Nghĩa... Đặc biệt tại bàn thờ Hậu hiền gần nhà khách có thờ chân dung Bác Hồ. Phương pháp bố cục thờ tự ngăn nắp hài hòa giữa các mảng đề tài trang trí rất đa dạng và phong phú qua các đường nét, màu sắc tinh tế tạo cho cảnh quan ngôi đình một nét sinh động, tôn nghiêm nổi bật trên nền trời xanh. Đáo lệ đình có 2 lễ hội Kỳ Yên rất lớn: Lễ Thượng Điền là lễ hộ lớn nhất trong năm diễn ra vào các ngày: 12, 13, 14-4 âm lịch. Trong các ngày lễ, dân làng tề tựu, tham dự đông đảo, có những dân làng đi làm ăn xa, nhớ ngày cũng hội về dự lễ, có cờ hoa rực rỡ, đèn đuốc sáng choang, khói nhang ngút ngàn. Những tuồng hát cổ mang tính truyền thống dân tộc, đặc sắc được trình diễn liên tục cho đến khi chấm dứt lễ hội. Còn lễ “Hạ Điền chỉ tổ chức 1 ngày nhằm ngày 14 tháng Chạp hàng năm vẫn theo nghi lễ: Chánh tế, thay khăn sắc thần, cúng thần, hát tuồng... Đình Bình Thủy là di tích có giá trị nghệ thuật kiến trúc văn hóa cao, đây là nơi tập trung lòng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Di tích này là trung tâm văn hóa cổ ở Nam bộ nơi từng là xứ đô hội và là nơi cường độ giao lưu văn hóa Việt Nam - Khơme - Hoa tương đối mạnh. Đình Bình Thủy là chứng tích lịch sử của buổi đầu ông cha ta khai cương thác địa vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Ngày nay, đất nước đổi mới, các lễ hội về nguồn càng được quan tâm sâu sắc nên đình Bình Thủy càng ngày được tổ chức long trọng chu đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để hậu thế noi gương sáng các bậc tiền bối đã góp công khai hóa vùng đất Nam bộ. Điều này, chứng tỏ dân ta thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Chương trình tham quan học tập của Đoàn đến đây kết thúc, chúng tôi về lại TP. Cần Thơ thân yêu. Dự định đợt kế tiếp chúng tôi tổ chức đi tham quan học tập tại Vũng Tàu - Bình Thuận 2 ngày - 2 đêm (dự kiến ngày 19 - 20 tháng 01/2011) kết hợp giao lưu với CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt - Sài Gòn do anh Minh phụ trách (xem chi tiết chương trình tại bài đăng kết tiếp) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét