Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Tour du lịch Miền Tây

TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY: CHÂU ĐỐC – HÀ TIÊN – KAMPOT – KÉP – HATIEN VEGAS


Mã tour: DHV-MTC4N 3d
Giá tour: 3.500.000 đồng
Thời gian: 4 ngày 3 đêm
Khởi hành: Hằng tuần
tour du lich mien tay, du lich mien tay, tour mien tay , tour cai be
Mã tour: SGT-MTCB1
Giá Tour: 590.000 đồng
Thời gian: 1 ngày
Tour du lịch Miền Tây dịp cuối tuần, Du khách sẽ có dịp tham quan và tìm hiểu những nét đặc trưng của vùng quê sông nước : hệ thống sông Mêkong với những kênh rạch chằng chịt, chợ nổi trên sông, vườn cây trái bốn mùa … và hơn tất cả là lòng mến khách của người dân Nam Bộ với thắng cảnh : Chợ Nổi, Vườn Trái Cây, Trại Nuôi Ong, Cầu treo Mỹ Thuận. Đặc sản : Trái cây, cá tai tượng chiên xù chấm mắm nêm, cá lóc nướng trui…
Cho-Noi-Cai-Rang-Can-Tho,-Cai-Rang-floating-Market-Vietnam
Mã tour: DHV-PQ
Giá Tour: 5.490.000 đồng
Thời gian: 4 ngày 3 đêm
Khởi hành: Hằng ngày
Tour-Mien-Tay---cheo-thuyen-doc-kenh-rach, Tour Miền Tây
Mã tour: DHV-MTCT2
Giá Tour: 1.290.000 đồng
Thời gian: 2 ngày 1 đêm

vuon-cay-an-trai-mien-tay-photo
Mã tour: DHV -MT06
Giá Tour: Liên hệ
Thời gian: 4 ngày 3 đêm

TOUR MIỀN TÂY GIÁ RẺ MỸ THO BẾN TRE CẦN THƠ CHÂU ĐỐC

cho-noi-cai-rang,-cho-noi-can-tho,-can-tho-floating-market
Mã tour: DHV-MT04
Giá Tour: liên hệ
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Khởi hành: Hằng ngày bằng xe máy lạnh
cho-noi-cai-rang,-cho-noi-can-tho,-can-tho-floating-market
Mã tour: DHVMT3
Giá Tour: 990.000 đồng
Thời gian: 2 ngày 1 đêm
Phương tiện: Đi về bằng xe
vuon cay an trai mien tay, tour du lich mien tay, tour mien tay, du lich mien tay
Mã tour: DHV-MK02
Giá Tour: 350.000 đồng
Thời gian: 1 ngày
Khởi hành: hằng ngày
Saigon.travel-Saigon-travel-Tour-Mekong-Du-Lich-Mien-Tay-Tour-Mien-Tay1
Mã tour: SGL01
Giá Tour: 430.000 đồng
Thời gian: 1 ngày
vuon cay an trai mien tay, du lich mien tay, tour mien tay, du lich
Mã tour:DHV-HNMT
Giá Tour:
Thời gian: 3 ngày 2 đêm

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Đảo Phú Quý - Tiềm Năng Du Lịch của Miền Nam


Vị Trí: Đảo Phú Quý còn gọi là “Cù Lao Thu”, là một đảo nhỏ nằm giữa Nam biển Đông, cách Thành Phố Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Nằm giữa trung tâm khai thác hải sản lớn nhất Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.
Đặc điểm: Là một huyện đảo có khí hậu trong lành, biển ở xung quanh, nước trong xanh thấy rõ địa hình, địa vât dưới độ sâu  5 – 7m bằng mắt thường. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú, nhiều chủng lọai.
Phú Quý có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, bãi dọc cái doi Mộ Thầy, nhất là bãi Vịnh Triều Dương rộng và thoải mái, toàn là cát trắng mịn không có đá lộ đầu, trên bờ có rặng dừa và rừng dương rợp bóng, lại có nhiều nước ngọt. Trên đảo có nhiều danh lam thắng cảnh, các cơ sở tín ngưỡng như: “Chùa Linh Quang”, “Vạn Anh Thành” (được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) có mộ Thầy Nại, miếu Bà Chúa Chăm, núi Cao Cát với cảnh quan hùng vĩ được tạo hóa bởi các tầng núi đá dựng đứng. Xung quanh Phú Quý trong lòng đất có nhiều di tích đã được khảo cổ  và là những ngôi mộ cổ kỳ lạ.
Với đặc điểm nêu trên Phú Quý là điểm đến tham quan du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, câu cá trên biển và du lịch văn hóa lịch sử. Chương trình hoạt động du lịch Phú Quý gắn với chương trình du lịch biển Trường Sa. Đồng thời gắn liền với các tour du lịch của toàn tỉnh Bình Thuận và xem việc tham quan du lịch của các đoàn khách  trong và ngoài nước.

Đảo Phú Qúy rộng 16,4 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển nên từ xa xưa có tên là Cù Lao Thu.
Huyện đảo có ba xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Đông Hải bao quanh còn có nhiều hòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp. Phú Quý  là đảo tiền tiêu trên biển Đông của Bình Thuận và là trạm trung gian cận Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc thân yêu.

Tương truyền ngày xưa có một chiếc ghe ngư dân từ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đánh cá trên biển, không may gặp luồng cá chuồn bơi ngược. Thế là hàng vạn, hàng triệu con cá lao lên sàn làm chìm ghe. Những ngư dân trôi dạt vào bờ rồi từ đó định cư các vùng Đông Hải, Tam Thanh.

Riêng xã Ngũ Phụng có truyền thuyết liên quan đến công chúa Chế Bàn Tranh của Chiêm Thành bị đày ra đây, ngày nay còn nhiều di tích tại Ngũ Phụng
Thú vị tục nói ngược 
Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.
Ví dụ như: ông Trời thì đọc là “ông Blời”, ông Trăng đọc là “ông Klăng”. Các âm “a” biến thành “e” như người dân miệt Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Nhiều từ địa phương nghe lần đầu không những không hiểu gì mà con giật thót người như: Mời thầy cô giáo đến nhà ăn giỗ. Học sinh trên đảo sẽ nói : Nhà em có kỵ, ba mẹ em mời cô (thầy) đến “ăn chực”. Hoặc như: cô giáo có khuôn mặt rất hiền lành, phúc hậu…Học sinh trên đảo sẽ mô tả như sau: “Em rất thương cô giáo vì cô có khuôn mặt rất…dữ” (dữ = hiền lành). 
Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt và cực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không được chú trọng và không lưu truyền. Các thế hệ cư dân từ thế kỷ 19 đến nay, đã làm đơn giản hóa các nghi lễ truyền thống và làm mai một dần một số tín ngưỡng, tập tục của người Việt. 
Đám cưới có cũng như không 
Tục cưới hỏi trên đảo Phú Quý rất đơn giản gần như không ai để ý đến. Trước đây trên đảo không có đường nhựa, không có xe ô tô, gắn máy nên khái niệm “lên xe hoa” càng không thể có. Ngư dân chỉ biết thuyền ghe, thúng và bạn ghe - những người làm thuê.

Buổi chiều, tất cả đàn ông, trẻ con trên 10 tuổi đều ra biển đánh bắt cá, câu mực. Trên bờ chỉ còn lại đàn bà, người già và trẻ nhỏ. Khái niệm về ngày tốt, ngày xấu cũng không có. Biển không bị động, đánh bắt nhiều cá mực, an toàn thì đó là ngày tốt.

              Những chàng trai ngư dân khỏe mạnh khi đến tuổi trưởng thành, sẽ được các cô gái quan tâm đến với những thành tích như: lặn sâu, lâu nhất, đánh cá giỏi, câu mực nhiều, hoặc giả bị bão tố vẫn sống trên biển nhiều ngày…thành tích nổi trội này là tâm điểm để các cô gái biển quan tâm hơn là con ông chủ ghe, hay một gia đình giàu có sẵn.
 Vì một lẽ, nghề biển là nghề bạc, của cải trời đất và biển cả hào phóng ban tặng rất nhiều, vô số kể. Nhưng chỉ một cơn thịnh nộ, giận dữ cuồng phong, biển sẽ lấy lại của con người tất cả, kể cả sinh mạng. Câu nói “ dân ba đời ghe” hàm ý về sự khắc nghiệt, luật nhân quả của biển khơi, của trời đất là vậy.
 Nếu để ý, nhớ nhung một cô gái, không cần mai mối dạm ngõ như các nơi, chàng trai trình bày với cha mẹ, người thân hoặc với chủ ghe nếu không còn người thân. Nhân dịp nhà bên cô gái có tiệc tùng, đám giỗ nhà trai sang “đánh tiếng” . Tục lệ ở trên đảo gọi là “nói chừng”.

Nghĩa là đề cập việc con cái muốn thành vợ chồng. Việc này không cần bất cứ lễ vật hay nghi lễ gì cả. Cộng đồng cư dân trên đảo không đông, không bị chi phối bởi tác động từ bên ngoài nên các gia đình đều rất biết nhau, quen nhau như trong đại gia đình. Con ai, nhà ai, ghe ai tất cả đều rành rẽ.
Nếu nhà cô gái đồng ý, thì chính thức ngay sau đó, chàng trai đã có thể đến nhà gái để ngủ. Không cần nghi lễ động phòng hay tuần trăng mật, những cặp uyên ương trên xây tổ rất tự nhiên, rất đơn giản như biển và thuyền ghe không thể thiếu nhau. Cô gái cũng chính thức trở thành vợ anh chàng kia mà không cần tốn kém, thách cưới gì cả. Rất ít có đám từ chối lời “nói chừng” của nhà trai. Vì các điều kiện cần và đủ đã hội tụ, nên việc “nói chừng” là cái cớ để xác lập hôn nhân.
Thông thường nhà có con gái bao giờ cũng dành buồng riêng. Nếu gia đình khá giả có thể cho luôn căn nhà riêng cho hai bạn trẻ xây tổ ấm. Chàng rể ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc.
Thời gian “ngủ bên nhà vợ” nếu xảy ra những mâu thuẫn, hay phát hiện sự rạn nứt, bất ổn nào đó trong hạnh phúc, tình yêu chàng trai có thể “chia tay” mà không cần phải hòa giải hoặc ly hôn. Cũng không hiếm những trường hợp sau thời gian chung sống rất ngắn ngủi, các cô vợ “sa thải” chồng vì những lý do không thể chung sống lâu dài. Bao giờ thì cô dâu về sống bên nhà chồng?
Câu trả lời: bao giờ cũng được nhưng có điều kiện. Nhà chồng cảm thấy cần có con dâu chung sống, phải được con dâu đồng thuận thì chọn dịp nhà bên gái có giỗ kỵ, tiệc vui sang trình bày và xin đưa con dâu về sống.

Bãi biển hoang sơ
Đa phần người dân trên đảo không chọn cách này vì sống bên chồng hay bên nhà gái thì vẫn “ngày việc ai người ấy làm” chỉ có tối về ngủ chung. Nếu ra riêng thì miễn bàn.
Ngày trước, chỉ khi nào cô dâu sinh ra con trai, gia đình bên chồng mới tổ chức bữa tiệc ăn mừng, sang nhà gái xin đón con dâu về sống bên nhà chồng. Nếu cô dâu chỉ sinh con gái thì bên nhà trai ít khi đón về. Quan niệm của dân biển: sinh càng nhiều con trai càng tốt. Con trai chính là lao động trên biển và cũng là người mang lại của cải, tài sản bảo đảm cuộc sống.
Ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (nam trọng, nữ khinh) đã bám sâu gốc rễ vào các thế hệ tuy không bộc lộ rõ nét, nhưng ngấm ngầm tư tưởng phong kiến trong việc chọn dâu và cháu nội nối dõi tông đường. Chính sự hà khắc của quan niệm này mà nhiều lứa đôi dang dở, để lại cho hậu thế những ngùi ngẫm khôn cùng như chuyện tình yêu của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với sự ra đời bản Dạ cổ hoài lang.

Ông Dương Minh, 70 tuổi, ở xã Ngũ Phụng, có 10 người con (7 trai, 3 gái) tỏ ra lạ lẫm: “Dòng họ tôi ở đây mấy đời rồi, nhưng tôi chưa dự qua đám cưới nào cả. 10 đứa con có vợ, có chồng hết rồi, nhưng chẳng có đứa nào tổ chức đám cưới”. 
Người dân trên đảo lạ lẫm và không hiểu nổi: Đám tiệc cưới tại sao có khách dự. Họ quan niệm đó là chuyện của hai bên gia đình thôi. Vì vậy mà nhiều đời nay dân trên đảo không quan tâm đến hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn.
Anh Nguyễn Văn Nhị - Một anh bạn cán bộ Công an Bình Thuận cho biết: năm 2010, đơn vị anh tập trung nhiều tháng trời ở đảo Phú Qúy để làm giấy CMND, hộ khẩu cho dân, hướng dẫn pháp luật… nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà chúng tôi sẽ kể vào dịp khác. Lấy chồng sớm, đẻ nhiều, thất học mù chữ, ít hiểu biết pháp luật là vấn nạn ngày nay vẫn còn khá phổ biến trên đảo.

Từ năm 2000 trở lại đây, do việc tăng cường cán bộ, giáo viên từ đất liền ra đảo nên trên đảo xuất hiện vài tiệm thuê đồ cưới và chụp ảnh. Nhưng đám cưới của “công dân nhập cư” cũng chỉ là hình thức để chụp ảnh, quay phim…lưu niệm. Tiệc cưới cũng chỉ là bánh kẹo, nước trà, nước ngọt như thời bao cấp. Vì nếu tổ chức rình rang, có mời dân trên đảo cũng không ai dự vì xa lạ. Nhờ vậy mà phong trào “tiết kiệm” tiệc tùng cưới hỏi trên đảo Phú Qúy không cần phát động cũng trở thành điển hình, gương mẫu.
Trên đất Việt, vẫn còn hòn đảo ngọc Phú Quý là nơi không tổ chức đám cưới bao giờ, nhưng các cặp vợ chồng trẻ ở đây đều sống rất hạnh phúc, cho đến khi răng long, đầu bạc.

Kỳ thú đảo Phú Quý
Chỉ nghe tên đảo thôi đã thấy tò mò về địa danh đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết hơn 100 km về hướng đông nam. Là một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ , thậm chí nhiều nơi còn chưa từng vương dấu chân người…
Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Đảo Phú Quý rộng 32 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển. Nơi đây có khí hậu trong lành, có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang,... với những dải cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích.
Bao quanh đảo là 9 hòn đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng... là những điểm du lịch sinh thái biển đầy hấp dẫn. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại, ấn tượng với Phú Quý là vẻ đẹp của những bãi biển, nước trong xanh vắng không bóng người.
Đến Phú Quý , lên đỉnh núi Cao Cát tận hưởng làn gió mát rượi từ biển, nhìn tứ phía chỉ có biển khơi, Ngày rằm, đứng trên đỉnh Cao Cát, hướng ra biển phía hòn Đen, bên tay trái núi Cấm sẽ thấy hoàng hôn đang xuống dần, bên tay phải phía lạch Dù sẽ thấy trăng tròn đang từ từ lên cao, cứ như được hòa mình với đất trời.. Xa xa là Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Trào, Hòn Đen… bao quanh đảo như một quần thể kiến trúc của thiên nhiên để đảm bảo cho Phú Quý ngăn được bão biển.

Thả sức thưởng thức hải sản tươi rói
Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên và con người, Phú Quý cũng nổi danh với những loại hải sản tươi rói từ biển. Một trong những đặc sản phổ biến là mực cơm, mực ống, mực thẻ, mực nang... đâu đâu cũng thấy trên đảo. Những hải sản khác từ tôm, cua, cá, hải sâm... đều phong phú.
Món ăn mà chỉ có ở đảo Phú Quý đó chính là cua huỳnh đế. Loại cua này có thịt rất chắc và độ đạm cực cao, có thể chế biến nhiều món ăn. Nhưng sản phẩm đặc biệt nhất của loại hải sản này là lấy thịt nấu cháo. Người ta gỡ cua ra lấy gạch ở mai và thịt bỏ vào nồi cháo khi đã nhuyễn. Nồi cháo cua huỳnh đế sẽ ngọt và thơm tuyệt. Tuy nhiên, với những ai mắc chứng bệnh “gút” thì lại không nên ăn vì nó có thể làm bệnh tái phát.
Cùng với đó, món cá Mú đỏ hấp hành gừng cũng hấp dẫn không kém với thịt cá thơm, đậm đà khó quên.
Tuy nhiên, đảo Phú Quý vẫn là một điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng do chưa có sự đầu tư đúng mức. Với lợi thế hiện có, Phú Quý sẽ là điểm đến tham quan du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, câu cá trên biển và du lịch văn hóa lịch sử... rất hấp dẫn cần được quan tâm hơn để khai thác và phát triển.

Hòn Tranh

Đảo Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những hòn đảo nhỏ, nhân dân địa phương gọi chung là những hòn lẻ. Trong đó hòn Tranh là đặc biệt hơn cả.
Cách đảo lớn Phú Quý khoảng 800m về phía đông nam với 15 phút đi xuồng máy, Hòn Tranh nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Sau Phú Quý, Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.

Hòn Tranh có dạng hình S như dạng của nước Việt Nam, nơi rộng nhất 400m và nơi dài nhất 1000m. Trước kia hòn này là một đảo hoang, không người ở, nhân dân địa phương thường đến đây để cắt cỏ tranh lộp nhà cửa. Hiện nay, hòn Tranh là một khu an ninh quốc phòng của Phú Quý.
Đảo Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những hòn đảo nhỏ, nhân dân địa phương gọi chung là những hòn lẻ. Trong đó hòn Tranh là đặc biệt hơn cả. Cách đảo lớn Phú Quý khoảng 800m về phía đông nam với 15 phút đi xuồng máy, Hòn Tranh nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Sau Phú Quý, Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
Trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Tranh là trạm ra đa có tầm quan sát 500 hải lý đến tận Thái Bình Dương. Nằm giữa biển khơi, nhưng Hòn Tranh quanh năm có sóng yên biển lặng, do được núi bao bọc thành một thế chắn sóng vững chãi. Bởi vậy, bãi biển Hòn Tranh luôn trắng phau cát, nước trong vắt soi rõ từng rạn san hô và phản chiếu lấp lánh màu sắc của các loại tảo biển.

Hòn Tranh có một hệ thống hang động kỳ bí, với nhiều dáng đá lạ màu chàm, vết tích của núi lửa phun trào, gắn với nhiều huyền thoại và đức tin của ngư dân vùng biển.
Đi dọc theo mép biển phía nam hòn Tranh, ta sẽ đến vũng Gần, vũng Bàn, Mũi Xương Cá, vũng Phật… Nơi đây có đá bột, có thể dùng để khắc tượng rất tốt. Tượng Thích Ca Mâu Ni  Linh Sơn Trà Bang Thạch Tự (tức Linh Quang Tự) ở xã Tam Thanh được ông Huỳnh Khâm tạc bằng loại đá này. Ở hòn Tranh còn có hang Cò Nước và hang Cò Khô. Hang Cò Nước là nơi nghỉ đêm của họ nhà cò. Trong hang Cò Khô có một bãi đá trái, nơi đây năm 1945, dân ở đảo Phú Quý tập trung vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở hang Cò Khô có nhiều hốc đá, vào mùa bấc, cò đẻ trứng. Về mùa nam, song lớn dội có khi đến miệng hang.
Phú Quý Vũng Phật, một vùng đá trũng màu nâu đỏ, mà người dân 
 cho rằng, khi chùa Linh Quang bị cháy, tượng phật bị thiêu rụi; vùng đá này có một hòn linh thạch dáng phật nổi lên. Ngư dân đã thỉnh đá về tạc tượng phật, đặt tại chùa Linh Quang. Vũng Phật đến giờ vẫn là chỗ dựa tinh thần của ngư dân khi ra khơi đánh bắt.
Tiếp tục đi dọc bờ cát, say sưa với những huyền thoại, du khách sẽ lạc chân đến miếu Trấn Bắc. Đó là miếu thờ quận công Bùi Huy Ích, một vị tướng tài của Nguyễn Ánh, đã chết khi bảo vệ nhà vua trốn sự truy sát của nghĩa quân Tây Sơn. Bên cạnh miếu Trấn Bắc là vạn thờ 77 thần Nam Hải, đã trôi dạt cùng ngày vào đảo, được ngư dân lập vạn thờ. Hàng năm, cứ vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch, dân đảo lớn Phú Quý lại đi xuồng máy qua Hòn Tranh để tổ chức giỗ quận công Bùi Huy Ích  và lễ cúng thần Nam Hải, cầu cho một mùa biển no ấm.
Hòn Tranh xinh đẹp bây giờ chính là nơi lánh nạn của vua Gia Long lúc xưa. Dấu vết còn lại, ngoài miếu Trấn Bắc còn có một giếng nước ngọt, dân đảo gọi là giếng Nguyễn Ánh. Điều đặc biệt của giếng nước này là mùa mưa hay mùa hạn, giếng vẫn đầy ắp nước cho bộ đội sử dụng quanh năm.
Du khách đến Phú Quý  có thể dùng thuyền ra Hòn Tranh để tham quan thắng cảnh, để cảm nhận và thấy được cảm giác đang giữa biển cả menh mông. Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không chỉ về tài nguyên mà cả về thắng cảnh. Với những bãi biển thơ mộng, những dãy san hô, những cụm đá đen lộ đầu ngoạn mục giữa muôn ngàn cơn sóng, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những yếu tố rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Nhiều nơi trên đảo, khách có thể dễ dàng thoả mãn thú tiêu khiển câu cá, tắm biển và tận hưởng những phút giây sảng khoái tinh thần trước bờ biển thuỷ tinh xanh.

Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi
 Là một ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú Quý, Linh Quang tự không chỉ được công nhận là di tích văn hoá quốc gia, mà còn là nơi linh thiêng chứa nhiều câu chuyện huyền bí về tín ngưỡng nằm giữa biển khơi!
Sự tích khai lập chùa
Theo ông Đỗ Kim Long, 67 tuổi, trưởng ban Quản lí Khu di tích Quốc gia chùa Linh Quang, có nhiều giả thuyết cho rằng chùa Linh Quang được thành lập từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII do Thiền sư Nguyễn Văn Cánh khai sáng. Đây là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận và cũng là ngôi chùa cổ có tuổi cao trên tất cả các hòn đảo của Việt Nam.
Thuở sơ khai, chùa Linh Quang chỉ là một tiểu am nằm trầm mặc trên đồi hoang vắng. Chùa có 3 bộ kinh kệ với 13 tượng phật Quan âm bằng đồng; một tượng phật Thích Ca bằng gỗ; 10 cỗ bồng bằng sứ; 10 cỗ bồng bằng sành; 19 đĩa  sứ, 19 chén sứ.
Vào giữa thế kỉ XVIII, một trận hoả hoạn đã thiêu rụi chùa, làm cháy hết các tượng phật cổ bằng gỗ. Lần khuất theo năm tháng chiến tranh, nay chùa chỉ còn 7 tượng Quan âm bằng đồng. Dấu tích của những tượng phật bị cháy vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Huyền thoại linh thiêng
Sau khi ngôi chùa bị cháy, nhân dân trên đảo Phú Quý tỏ lòng thành kính và đã bỏ công sức, của cải xây dựng lại chùa.
Đang trong quá trình xây dựng, bất ngờ tại hòn Tranh, một hòn đảo nhỏ cách đảo Phú Quý chừng 2 hải lí về phía đông nam, bỗng xuất hiện một Linh thạch (tảng đá thần) cứ vào ngày lành tháng tốt lại nổi lên, sau đó lại biến mất. Ngư dân trên đảo phát hiện và cho rằng đó là "tảng đá thần".
Các ngư dân đã bơi thuyền sang hòn Tranh lấy đá thần về xây chùa, tạc tượng để tôn thờ. Từ đó sự tích phật "Thiên Sanh" hình thành tại chùa, được tồn tại và lưu truyền trên đảo cho đến hôm nay.
Sau khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ truy đuổi và thất trận đã bôn ba đến đảo Phú Quý và chọn ngôi chùa Linh Quang làm nơi thiền ngụ. Tại đây, Nguyễn Ánh (xưng Vương là Gia Long) đã xây dựng lại chùa khang trang và xoay hướng ngôi chùa này theo hướng "tọa chấn hướng đoài" như trong bát quái.

Những báu vật còn lưu giữ
Trong chùa Linh Quang hiện còn lưu giữ một chiếc "đại đồng chung" (chuông). Chuông quý này được hoà thượng Huệ Đạo đúc tại chùa Trà Cang (Ninh Thuận) vào năm 1795. Các họa tiết hoa văn và những dòng chữ ghi lại ấn tích trên quả chuông cho thấy nó được đúc rất công phu.
Trong khi lúc đó công nghệ đúc đồng chưa hề phổ biến ở miền Trung thì việc hoà thượng Huệ Đạo đem ra đảo tặng quả chuông này cho chùa Linh Quang là một sự ngưỡng mộ rất lớn đối với ngôi chùa này. Dù nhỏ nhưng theo vị trụ trì, nó có tiếng kêu vang đến mức cả làng ven biển đều nghe rõ khi đêm tĩnh lặng.
Trong chùa còn có một chiếc trống da, có tên là trống Bát Nhã. Thân trống là một khúc gỗ sao tròn liền thân, đường kính rộng gần 1m mà không ghép.
Điều đó cho thấy sự kì công của hoà thượng Quảng Thành, người làm ra nó từ đầu thế kỉ XVIII, công phu để lại một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho Linh Quang tự, sau đó ông vào trụ trì ngôi chùa ở núi Tà Cú trong đất liền.

VẠN AN THẠNH - Đảo Phú Quý – Bình Thuận

Từ thế kỷ XVI-XVII người Việt đã di cư đến đảo 
ngày càng đông, cộng với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định cư làm ăn. Khi cuộc sống ổn định ngư dân các làng trên Đảo bắt đầu xây dựng dinh, vạn để thờ Thần Nam Hải ( cá voi) vị thần phù hộ về mặt tinh thần cho những người đi biển. Đó cũng là phong tục truyền thống tín ngưỡng của người Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân nhân cứu mạng che chở cho họ khi đi biển và làm ăn trên biển.

Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu 1781 tại bờ biển làng Triều Dương, xã Tam Thanh huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 hải lý về hướng Đông.

Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca. Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.

Theo tài liệu lưu trữ tại vạn năm Tân Sửu 1841 một con cá voi khổng lồ dạt vào biển trước vạn An Thạnh. Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức long trọng và tôn nghiêm. Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày ông lụy) làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế Thu. Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25m, mai táng xong 3 năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.

Gắn với việc mai táng thờ cúng cá Voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp sống, phong tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và là lễ to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.

Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá Voi. Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.

Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển. Vạn An Thạnh được các vua Triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong. Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý
như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.

Vạn An Thạnh đã được Bộ Van Hoá Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 nắm 1996.

Vịnh Triều Dương thuộc thôn Triều Dương (hay còn gọi là làng Triều), xã Tam Thanh. Cách Cảng Phú Quý khoảng 300m về phía Tây, cùng tuyến liên thông qua Bãi Nhỏ - Gành Hang, là nơi có khoảng cách gần nhất với Hòn Tranh.

Với bãi cát rộng và trải dài nhất so với các bãi tắm khác trên Đảo, những dải cát trắng mịn và là một bờ Vịnh theo đúng nghĩa, lại có hướng nhìn đẹp ra Hòn Tranh, nên nơi đây luôn là sự lựa chọn cho những dịp tụ tập vui chơi, không hẳn là đi tắm. Nhất là khi chiều về, vào những dịp lễ tết hay những ngày rằm trăng sáng luôn thu hút đông mọi người..., không chỉ có thế mà nơi đây trở bãi tắm lý tưởng của Phú Quý.

Em đến thăm anh nơi Hải Đảo xa xôi
Em đến anh nơi biển trời mênh mông
Nghe sóng hát , biển xanh thôi thét gào
Nghe sóng hát bãi san hô rì rào
Nghe sóng hát lòng anh vơi đi nỗi nhớ,

Nỗi nhớ người lính Đảo xa nhà
Lời em hát mang tình yêu thiết tha
Anh tặng em hoa Muốn Biển giữa trùng khơi
Màu hoa tím thay lời anh muốn nói..."

Đền thờ thầy Nại
Có hai truyền thuyết về thầy Nại được người dân Phú Quý lưu truyền. Truyền thuyết thứ nhất kể lại rằng: Thầy Nại vốn là nhà địa lý thiên văn tài ba người Hoa, thầy thường theo các thuyền buôn của người Tàu vượt đại dương đến nhiều nước trên thế giới để hành nghề. Qua nhiều chuyến hải trình, có lần thầy và các thủy thủ ghé vào đảo Phú Quý để nghỉ ngơi, từ đó ông mới phát hiện địa hình, địa thế đảo Phú Quý là một vùng địa linh so với các hòn đảo khác. Sau khi rời đảo, ông đã thổ lộ với các thủy thủ đoàn và gia đình ước nguyện của mình là sau khi qua đời hãy đưa tro cốt của ông đến đảo Phú Quý an táng.

Ngày mùng 4 tháng Tư năm Nhâm Thìn (?) ông qua đời, theo ý nguyện của thầy một đoàn thuyền buồm của người Hoa đã xuất phát từ biển Bắc, mất 6 ngày 6 đêm để mang tro cốt ông đến đảo Phú Quý an táng. Đoàn thuyền mang tro cốt thầy ghé vào đảo đúng vào thời điểm ban đêm nên dân chúng trên đảo không ai hay biết. Việc cúng tế và an táng thầy diễn ra trong đêm hôm đó. Sáng hôm sau, người dân trên đảo đi làm mới ngạc nhiên khi phát hiện có rất nhiều hương đèn, hoa quả và các loại lễ vật như: gà, heo, trà rượu…tại khu vực mộ thầy hiện nay mà không hề thấy bóng dáng người. Tin đồn lan nhanh khiến người dân trên đảo tò mò kéo nhau đến xem rất đông và người ta phát hiện có một chiếc thạp sành đựng tro cốt được chôn tại đây.

Truyền thuyết thứ hai: Thầy Nại là một thương gia người Hoa ở thế kỷ XVI, ông thường theo các thương thuyền vượt đại dương đến nhiều nước để buôn bán, ngoài buôn bán ông còn là một thầy thuốc giỏi. Trong một chuyến buôn bán, thuyền của ông bị bão tố đẩy dạt vào đảo Phú Quý. Lúc này trên đảo đã có vị công chúa Bàn Tranh con của vua Chăm sinh sống. Thầy đã kết nghĩa chị em với công chúa và ở lại sinh sống và bốc thuốc chữa bệnh, cứu giúp dân đảo. Sau khi qua đời, xác ông đã được an táng lại trên đảo. Mộ thầy được an táng lại làng Thoại Hải (xã Long Hải) xây bằng đá gành theo kiểu dáng hình tròn có đường kính 3,2m, thành mộ dày 60cm – cao 1m.

Sau khi thầy qua đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 4 tháng tư âm lịch, dân chúng khắp các làng trên đảo tề tựu về mộ cúng tế và cầu nguyện thầy phù hộ, độ trì. Cũng theo người dân trên đảo, sau khi quy thiên, thầy hóa thành một vị thần rất hiển linh và thường xuyên phù hộ, cứu giúp dân lành. Hiện thân của thầy là 3 tiếng sấm nổ vang và một ánh hào quang hình tròn sáng rực như mặt trời. Từ trước đến nay, các thế hệ người dân trên đảo luôn tin tưởng vào sự linh ứng, trợ giúp của thầy. Rất nhiều người đã được thầy cứu giúp để vượt qua những cơn nguy biến, nhất là các ghe thuyền gặp nạn ngoài khơi hay trong lúc chiến tranh hoạn lạc… mỗi khi gặp nạn, người ta cầu khấn nhờ thầy cứu giúp là tức khắc ngay sau đó thầy xuất hiện với 3 tiếng sấm nổ vang và một quầng hào quang sáng rực để giải thoát cho người bị nạn.

Một thời gian sau khi thầy quy thiên, người dân trên đảo đã đồng tâm góp công sức, tiền của để xây đền thờ thầy trên một khu đồi cao ở làng Phú An, xã Ngũ Phụng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, đền thờ thầy Nại được các thế hệ người dân trên đảo bảo quản, tôn tạo ngày càng tôn nghiêm và bề thế. Lần trùng tu gần đây vào năm 2002 đã mở rộng và nâng thêm vẻ trang trọng và tôn nghiêm của đền. Quần thể kiến trúc đền thầy Nại hiện nay khá quy mô, bao gồm nhiều hạng mục chính như: cổng Tam quan, cột cờ, bình phong, võ ca và điện thờ chính. Tất cả được bố trí, lắp ghép một cách hài hòa và uyển chuyển phù hợp với kiến trúc tôn giáo và chức năng của đền.

Sự linh ứng trong việc trợ giúp dân làng của thầy đã được các vua triều Nguyễn công nhận, vì thế các vua Minh Mạng, Đồng Khánh, Duy Tân, và Khải Định đã ban tặng cho thầy 8 sắc phong và truyền chỉ cho dân chúng các làng trên đảo phải phụng thờ thầy.

Cũng như đền thờ công chúa Bàn Tranh, việc phụng thờ, cúng tế thầy Nại do bổn điền 9 làng của 3 xã trên đảo luân phiên nhau thực hiện. Mỗi làng được giữ sắc phong và thờ phụng, cúng tế thầy trong một năm, qua năm sau luân chuyển qua làng khác.

Lễ hội tại Đền Thờ Thầy Nại mỗi năm diễn ra 2 đợt: lễ rước sắc thầy vào mùng 3 tháng Giêng âm lịch và kỵ thầy giao phiên vào mùng 4 tháng tư âm lịch. Trong lễ rước sắc thầy mùng 3 tháng Giêng âm lịch, làng đang phụng thờ thầy chuẩn bị đoàn lễ (kiệu, cờ đại, cờ trung, cờ tiểu, tàng, lọng, chiêng, trống, bát bửu…) rước sắc phong của thầy từ làng đến đền thơ thầy Nại, các lễ vật dâng lễ thầy trong nghi lễ này gồm có bò, heo, gà, hoa quả, trầu cau, trà rượu…

Lễ hội tại đền thờ thầy Nại là ngày hội văn hóa dân gian độc đáo của người dân trên đảo. Đó cũng là một nét đẹp riêng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân Phú Quý.
Có thể nói  Phú Quý là điểm du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá và trải nghiệm thiên nhiên, sống trên một hoang đảo luôn có cảm giác thú vị  và thích thú vì được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

HÌNH ẢNH TOUR THỰC TẬP AN GIANG CỦA ĐỒNG HÀNH VIỆT CẦN THƠ

w
03h sáng ngày 17/12/2010 chúng tôi tập trung tại Vòng Xoay Cần thơ bắt đầu chuyến đi tham quan thực tập An Giang, thành viên gồm có: Anh Dzoãn Tiến Đạt - chủ nhiệm CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt, các bạn còn lại: bạn Nhiều, bạn Việt, bạn Thùy, bạn Nhàn bạn.... và Ms Tú, chị của bạn, Ms Thảo là bạn của bạn.... Tổng cộng có tất cả 8 người, theo lịch trình chúng tôi sẽ đi về nhà bạn Thi ở Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang. Chúng tôi đi theo QL 91B, đi qua các Quận như Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, sau khi qua khỏi ngã 3 Lộ Tẻ Rạch Giá bước vào địa phận của Tỉnh An Giang, tiết trời khá lạnh, trung bình đoàn chúng tôi di chuyển với vận tốc 40km/h, khoảng 5h sáng thì đến ngoai ô thành phố Long Xuyên cả đoàn dừng chân sáng sángta5oi một quán cơm ven đường, không may là bạn Thảo và bạn Nhiều và bạn Thảo phải ăn 2 dĩa cơm dành cho nhi đồng (thịt sười đc cắt thành sợi nhỏ xíu), tiếp tục hành trình qua khỏi ngã 3 phà Vàm Cống, qua cầu vào đường Trần Hưng Đạo - một trong những đường lớn của thành phố Long Xuyên.
 Trên con đường này tập trung nhiều khách sạn lớn ở Long Xuyên như: Khách sạn Hòa Bình 4* (mới khai trương), khách sạn Khách sạn Ngọc Phú,Khách sạn An Long,Khách sạn Thuận Lợi  1* và nhiều cơ quan hành chính, đại siêu thị Metro, sau khi đi hết đường Trần Hưng Đạo chúng tôi tiếp tụcđi theo đường QL 91B đến ngã 3 Lộ Tẻ, đi thẳng vào đường Tỉnh Lộ 948 đến Tri Tôn (40km) khoảng 8h cả đoàn đến huyện Ba Chúc, đến ngã 3 nếu quẹo tay trái thì đi đến di tích Cách Mạng Đồi Tức Dụp (10km), còn quẹo phải thì qua núi Cô Tô, chúng tôi quẹo phải qua chợ Ba Chúc, đến trường PTTH Ba Chúc.
tại nhà bạn Thi
Theo sự hướng dẫn chúng tôi đến nhà bạn Thi là nhóm trưởng của CLB Đồng Hành Việt Cần Thơ, cả CLB ai cũng mệt, có lẽ vì buổi sáng đi sớm, đường xa, trời lạnh, sau khi rửa mặt mũi - chân tay và nhâm nhi ly trà nóng khoảng 30 chúng tôi tiếp tục hành trình, theo tỉnh lộ 948 đến núi Cấm khoảng 10km, chúng tôi đi qua nhiều cánh đồng ruộng xanh rì ẩn hiện nhiều ngọn núi ở phía xa xa.
   bên tay phải là Núi Dài
   còn bên tay trái là Núi Tượng, người dân địa phương thì gọi là Kỳ Lân Sơn
khoảng 9h chúng tôi đến chân núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn), một ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách Trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, núi có độ cao 710m từ trên Vồ Bồ Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), du khách thấy như một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Với độ cao và địa hình như vậy Núi Cấm được ví như một Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cũng nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, hiếm có thu hút khách du lịch, hành hương với nhiều huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú và tình người.

Vì sao núi này được gọi là Núi Cấm? Có hai giả thuyết được dân gian truyền lại là: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên cao. Nên vô tình người dân quanh vùng tự cấm mình không được  xâm phạm đến khu vực đó. Lại có truyền thuyết ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm. Dưới chân núi về phía đông là khu du lịch Lâm Viên - Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, có nhà hàng Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản Bảy Núi.
Từ Lâm Viên có lối mòn lên núi ta ghé tắm suối Thanh Long, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, rồi tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba là du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”, ta quẹo phải khoảng 1 km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi ta có thể ghé thăm Động Thủy Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tại đây nếu trời xanh ta có thể nhìn thấy tận vùng biển Hà Tiên.
chúng tôi đi theo đường của người dân địa phương, nếu đi bằng đường chính, đi bộ lên rất xa vì là đường vòng, nếu đi xe thì phải mua vé xe lên nui1i của Lữ Hành An Giang (1 lượt lên núi: 30 ngàn, 1 lượt xuống núi: 20 ngàn, khứ hồi: 45 ngàn), sau khi gởi xe, cả đoàn men theo lối mòn, có nhiều đá và cây rừng để chinh phục núi, đường lên núi khá khúc khủy, quanh co, nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau, ai cũng mệt và mỏi chân, chúng tôi vừa đi, vừa nghỉ, vừa chụp hình, pé Thảo là người yếu nhất phải nhờ đến bạn Nhiều dìu lên
Bạn Liêm (thành viên CLB)
Bạn Thùy và bạn Nhàn (Thành Viên CLB)

Bạn Việt (Thành Viên CLB)
Bạn Nhiều và bạn Nhàn (Thành Viên CLB)
Bạn Thùy và bạn Nhàn (Thành Viên CLB)


Thảo và Nhiều (1 cặp xứng đôi ghê lun)

dọc theo đường đi là những con suối với những dòng nước mát lạnh, cũng có một vài chỗ nghỉ chân đó là những ngôi nhà lá, trong đó người ta mắc sẵn những cái võng
bạn Thi (biệt danh: heo sữa) đang nằm võng

chúng tôi leo cắm đầu mới lên được 1/3 quả núi, bạn Thi nói chỉ còn 1 chút nữa thôi là tới vậy mà đi gần 3h rùi (chắc là tính theo đường chim bay)
khi gần lên tới đỉnh, chúng tôi ghé vào một ngôi nhà của người địa phương, ở đây có một vườn bưởi trĩu quả
Nhà và Việt - 2 đứa tham ăn






Bạn Thi đã đạt được 2 kỷ lục: nói gió và ăn nhiều nhất


Ms Tú và bạn Liêm (2 chị em)

Từ trái qua phải: Nhàn, Việt, Thùy






sau khi nghỉ chân và thưởng thức những trái bưởi ngọt lịm, chúng tôi tiếp tục đoạn đường thêm 30p khoảng 11h thì lên tới đỉnh núi, một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra, trên một mặt bằng rộng lớn có nhiều ngôi chùa và đặc biệt là tượng Phật Di Lạc cao 34m to lớn nổi bật giữa khung cảnh núi rừng với nền trời xanh mây trắng,  toàn bộ cảnh quan Núi Cấm tuyệt đẹp với hồ nước nằm ở chính giữa còn xung quanh là những ngôi chùa Vạn Lịnh, Động Thủy Liêm, Vồ Bạch Tượng...



































 chúng tôi và tham quan chùa Vạn Linh trước
chùa Vạn Linh

Quy định lạ: không ca ngâm, múa hát

toàn cảnh Núi Cấm


 sau khi đi tham quan và chụp hình hết các công trình, chúng tôi dùng cơm trưa tại một quán ăn ở trên núi và thưởng thức món "bánh xèo bảy núi" khoảng 13h chúng tôi xuống núi theo lối củ, vì là đi xuống dốc nên có phần đỡ mệt hơn.
Ms Tú nhí nhảnh (chị của bạn Liêm)



mất 2h30 phút chúng tôi xuống tới chân núi lúc đó khoảng 15h30, ai cũng thấm mệt, chúng tôi tiếp tục đến điểm tham quan kế tếp đó là Nhà Mồ Ba Chúc:

Khu chứng tích tội ác này gôm bảy hạng mục công trình như sau: vòng rào, bia căm thù, nhà mồ, nhà tiếp khách, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen. Các công trình trên dây thì nhà mồ là công trình chính, các điểm kia là phụ để tô điểm cho công trình chính.
+ Nhà mồ:
Nhà mồ được xây dựng vào năm 1979. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng - thể hiện ý chí căm thù.
Chính giữa nhà mồ là khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 xương cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt thảm sát, số còn lại được bà con đem chôn cất. Từ ngoài cổng đi vào, du khách muốn lên tham quan nhà mồ phải bước qua chín bậc thềm thoải bằng nhàu, rồi mới đến di tích.
Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, vào những năm đầu, ngành chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi áo bên ngàoi xương tránh ôxi hóa, cả vật chống ẩm.








10 năm sau, số hài cốt nói trên có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Cho nên, từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 năm 1989, Sở Văn hóa và Bảo tàng An giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh lau chùi rồi ngâm tẩm hóa chất formol, alcool vào, phơi khô. Lần bảo quản này, các bác sĩ nhân chủng học trong đó có giáo sư, tiến sĩ Michael Pietrewsky ở trường Đại học Hawail, Honolulu, Mỹ và bác sĩ Nguyễn Quang Quyền, trường Đại học Y Dược Tp.HCM chỉ đạo và tham gia trực tiếp.
Hàng năm vào những ngày giỗ kỷ niệm những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cũng tế và gọi đây là ngày hội căm thù.
Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan nhà mồ đều bùi ngùi cảm động thương tiếc những người đã chết.
Cụm di tích căm thù Ba Chúc, được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích căm thù, theo quyết định của Bộ Văn hóa mang số 92/VH-QĐ ký ngày 10/07/1980, vì có nhiều điểm bị thảm sát, nên chỉ phát 3 bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là: nhà mồ, chùa Tam Bửu, miếu An Định (tức Chùa Phi Lai).
Khu di tích nhà mồ Ba Chúc là một bảng cáo trạng, là một chứng tích về tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam, cho những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới.
Mr Đạt - chủ nhiệm CLB

Chùa Phi Lai - nơi diễn ra vụ thảm sát tàn khốc




người duy nhất sống sót sau vụ thảm sát

 sau khi tham quan Nhà Mồ Ba Chúc, chúng tôi về lại nhà bạn Thi nghỉ ngơi, dùng cơm chiều và xem trận bóng đá giữa Việt Nam - Malaisia sao đó chúng tôi tiếp tục hàn huyên cho đến 22h mới đi ngủ, có lẽ do trải qua một hành trình vất vả nên mọi người đều ngủ rất ngon. Đúng 6h sáng ngày 18/12 chúng tôi thức dậy làm vệ sinh cá nhân sau đó dùng cà phê và điểm tâm sáng với ba của bạn Thi. Chia tay với gia đình bạn Thi cả đoàn tiếp tục lên đường với hành trình đi Cửa Khẩu - Siên Thị Miễn Thuế Tịnh Biên, chúng tôi chạy theo tỉnh lộ 948 đến ngã 3 quẹo trái đi khoảng 30p thì tới cửa khẩu

- Vị trí: Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên thuộc địa bàn huyện Tịnh Biên, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây tỉnh An Giang, cách thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia khoảng 120 km, có vị trí thuận lợi trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Tịnh Biên.     • Bắc giáp Vương quốc Campuchia. 
    • Đông Bắc giáp Thị xã Châu Đốc.
    • Đông giáp xã Thới Sơn, An Cư (Tịnh Biên).    • Nam giáp xã Lê Trì (Tịnh Biên).
    • Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên nằm trên trục Quốc lộ 91, nối các đô thị lớn (TP.Long Xuyên, thị xã Châu Đốc) với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và các trục giao thông quan trọng khác.
    • Là đầu mối quan trọng phát triển kinh tế giữa An Giang và các tỉnh ĐBSCL với Campuchia.
    • Cách thị xã Châu Đốc 23 km, cách TP.Long Xuyên 77 km, cách TP.Cần Thơ 141 km, Cách TP.HCM khoảng 277 km, cách tỉnh TàKeo khoảng 60 km, cách TP.Phnôm Pênh khoảng 120 km.Để qua được cửa khẩu phải có Hộ Chiếu (paspor). Sau khi chụp hình và ngắm nghía cửa khẩu quốc Tế (gì đâu mà xấu ui là xấu) chúng tôi tiếp tục hành trình đến với điểm tham quan thứ 2 trong ngày đó là Núi Sam, chúng tôi đi theo đường QL91 khoảng 45p thì đến Núi Sam, đoạn đường hơi xấu vì đang được sửa chữa. 
Bá tánh cúng heo trả lễ Bà
Chùa Tây An
Bà Chúa Xứ
Sau khi tham quan Miếu Bà Chúa Sứ chúng tôi tiếp tục tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu, còn được gọi là Sơn Lăng, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh tỉnh An Giang; là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia Việt Nam
Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng do chính tay Thoại Ngọc Hầu coi sóc việc xây dựng. Vào năm nào thì chưa rõ, nhưng sau khi ông đến Châu Đốc nhận nhiệm vụ án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên vào năm 1821, chỉ mấy tháng sau người vợ thứ là Trương thị Miệt qua đời, đã được ông đem an táng tại đây. Vào năm 1826, bà vợ chính là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng kề cận và dành vị trí chính giữa cho mình. Như vậy, khu vực được ông chọn lựa và quyết định cho khởi công xây dựng Sơn lăng chỉ ở khoảng thời gian trên.
Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm kề bên quốc lộ 91, là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa.
Lăng Thoại Ngọc Hầu (toàn cảnh)
                                             
Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân.
Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Một, dùng để bản sao tấm bia Thoại Sơn có hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng đại bác cổ cỡ nhỏ; hai, dùng để tượng ngựa và người lính hầu...
Tiếp đến là vòng thành và 2 cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dầy, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.
Qua khỏi cổng là phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, bên trái là mộ bà chính thất Châu Thị Tê, bên phải là mộ thứ thất Trương Thị Miệt được xây lùi lại để tỏ sự kính nhường.Phía đầu mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân mộ là bi kí và năm tấm bia đá bị gắn chặt vào tường thành.
Nơi tường bia ấy, chính giữa là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xong Kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ. Do để ngoài trời, không chăm sóc nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích...
Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây hình vôi phục, có mộ đắp hình bầu dài, có mộ vuông vắn, vật liệu cũng bằng vôi, ô dước như mộ ông bà Bảo hộ Thoại....Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh vĩnh Tế được qui tập về.
Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Không rõ đền được xây dựng vào năm nào, nhưng chắc chắn phải sau khi ông Thoại mất (năm 1829).
Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm...
Nhắc lại sau khi ông Thoại mất, Võ Du ở Tào Hình Bộ đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, các con ông đều bị lột hết ấm hàm, tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi...Đến năm Khải Định thứ 9, tức 85 năm sau, ông Thoại mới được giải oan. Cho nên ở đền thờ chỉ có duy nhất một sắc phong của vua Khải Định, truy phong ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần vào năm 1924..
Tượng Ông Thoại
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin do Ông Nguyễn Khoa Điềm ký, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997.

Sau khi tham quan xong chúng tôi bắt đầu chinh phục Núi Sam, Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.
Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl.
Sau khi chinh phục Núi Sam, khoảng 1h thì lên đỉnh núi, chúng tôi trở xuống chạy đến ngã 3 chúng tôi dùng cơm trưa tiếp tục đi về thành phố Long Xuyên, vẫn theo con đường QL 91, đến gần Long Xuyên chúng tôi vào quán cà phê nghỉ ngơi khoảng 20 phút đến 13h chúng tôi đi tiếp về Long Xuyên, đến Đài Truyền Hình Long Xuyên (đường Trần  Hưng Đạo) có một ngã 3 bên tay phải cạnh Đài Truyền Hình đi vào nhà Bác Tôn Đức Thắng, vị  chủ tịch nước thứ 2 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Vì thời gian không còn nhiều, chúng tôi còn phải tham quan 2 điểm nữa đó là Vườn Cò Bằng Lăng và Đình Bình Thủy (Cần Tho7) nên chúng tôi đi thẳng về đến Cầu Bằng Lang (Thốt Nốt), vào tham quan Vườn Cò từ ngoài đường đi vào khoảng 3km có thể đi bằng đò. Sau khi tham quan Vườn Cò, đoàn đi thẳng đến Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy (Cần Thơ)
Đình Bình Thủy nằm trên một khu đất rộng diện tích chiếm khoảng hơn 5.000m2, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5 cây số, nằm bên dốc cầu Bình Thủy trên tuyến quốc lộ 91.

Đình được xây cất trên mặt bằng cao ráo, thoáng rộng, mát mẻ, trước cổng Tam quan có đề hàng chữ Hán to: “Long Tuyền Cổ Miếu”, còn gọi là đình Bình Thủy, một di tích kiến trúc nghệ thuật xưa nhất ở Nam bộ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989.

Ngôi đình được xây theo dáng hình chữ nhất, trên nóc được thiết kế cặp rồng uốn lượn tranh lấy trái châu (lưỡng long tranh châu).
Các gác mái đình được chạm trổ hình bát tiên, các con vật trong kiến trúc đền, chùa lăng tẩm, miếu mộ: Qui - phượng - hạc... rất sinh động. Cũng cần biết qua ý nghĩa các vật linh như: Qui là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao, nhịn ăn uống lâu ngày mà vẫn sống nên được coi là con vật thanh cao, thoát tục, nhằm tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình tượng qui đội bia tiến sĩ còn lưu giữ nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu hiện nền văn hiến của dân tộc Việt Nam. Chim phượng là báo hiệu sự thái hòa an lạc, kết tinh vẻ đẹp mềm mại thanh lịch duyên dáng trong các loài chim, tượng trưng cho nữ tính của tầng lớp quý tộc. Chim hạc, biểu thị sự hài hòa vũ trụ giữa âm - dương, tạo nên lòng chung thủy, tương trợ trong lúc thịnh suy.
Trên các thanh xà dưới mái đình, một số hoành phi, liễn đối sơn son thếp vàng, từ trước đến sau trông uy nghi cổ kính.
Tại chánh điện, thờ hai tượng thần: Ông Ác- Ông Thiện đứng giữa hai hàng Lỗ bộ (loại binh khí ngày xưa, trông oai nghi đường bệ). Trước bàn thờ, có bộ đỉnh đồng to đặt trang trọng giữa cặp hạc đồng thẳng đứng. Chỗ bệ thờ to rộng ngay gian giữa là chân dung các vị thần Phúc Đức với phong thái trầm mặc. Đồng thời, đình còn thờ các anh hùng liệt sĩ có công làm rạng rỡ đất nước như Đức Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu - Bùi Hữu Nghĩa... Đặc biệt tại bàn thờ Hậu hiền gần nhà khách có thờ chân dung Bác Hồ.
Phương pháp bố cục thờ tự ngăn nắp hài hòa giữa các mảng đề tài trang trí rất đa dạng và phong phú qua các đường nét, màu sắc tinh tế tạo cho cảnh quan ngôi đình một nét sinh động, tôn nghiêm nổi bật trên nền trời xanh.
Đáo lệ đình có 2 lễ hội Kỳ Yên rất lớn: Lễ Thượng Điền là lễ hộ lớn nhất trong năm diễn ra vào các ngày: 12, 13, 14-4 âm lịch. Trong các ngày lễ, dân làng tề tựu, tham dự đông đảo, có những dân làng đi làm ăn xa, nhớ ngày cũng hội về dự lễ, có cờ hoa rực rỡ, đèn đuốc sáng choang, khói nhang ngút ngàn. Những tuồng hát cổ mang tính truyền thống dân tộc, đặc sắc được trình diễn liên tục cho đến khi chấm dứt lễ hội. Còn lễ “Hạ Điền chỉ tổ chức 1 ngày nhằm ngày 14 tháng Chạp hàng năm vẫn theo nghi lễ: Chánh tế, thay khăn sắc thần, cúng thần, hát tuồng...
Đình Bình Thủy là di tích có giá trị nghệ thuật kiến trúc văn hóa cao, đây là nơi tập trung lòng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Di tích này là trung tâm văn hóa cổ ở Nam bộ nơi từng là xứ đô hội và là nơi cường độ giao lưu văn hóa Việt Nam - Khơme - Hoa tương đối mạnh. Đình Bình Thủy là chứng tích lịch sử của buổi đầu ông cha ta khai cương thác địa vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Ngày nay, đất nước đổi mới, các lễ hội về nguồn càng được quan tâm sâu sắc nên đình Bình Thủy càng ngày được tổ chức long trọng chu đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để hậu thế noi gương sáng các bậc tiền bối đã góp công khai hóa vùng đất Nam bộ. Điều này, chứng tỏ dân ta thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 
Chương trình tham quan học tập của Đoàn đến đây kết thúc, chúng tôi về lại  TP. Cần Thơ thân yêu. 

Dự định đợt kế tiếp chúng tôi tổ chức đi tham quan học tập tại Vũng Tàu - Bình Thuận  2 ngày - 2 đêm (dự kiến ngày 19 - 20 tháng 01/2011)  kết hợp giao lưu với CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt - Sài Gòn do anh Minh phụ trách (xem chi tiết chương trình tại bài đăng kết tiếp)